KẾ HOẠCH XÂY DỰNG PHÒNG TRUYỀN THỐNG -hvt

Ngày đăng: Lượt xem:

PHÒNG GD & ĐT ĐẠI LỘC     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ            Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

Số :    /KH-HVT                                  Đại Tân, ngày    tháng10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

 Xây dựng phòng truyền thống nhà trường

 

Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của trường THCS Hoàng Văn Thụ;

Căn cứ Điều lệ trường Trung học;

Căn cứ kế hoạch xây dựng trường THCS Hoàng Văn Thụ đạt chuẩn chất lượng giáo dục và đạt trường chuẩn Quốc gia mức sau 05 năm;

Căn cứ tình hình thực tế trường THCShoàng Văn Thụ;

Trường THCS Hoàng Văn Thụ dựng phòng truyền thống với những nội dung cụ thể sau:

 

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

– Ghi lại những truyền thống của nhà trường, sưu tầm thêm truyền thống của địa phương, lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ để giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện;

– Lưu giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

– Thực hiện kế hoạch năm học 2016 – 2017 hướng tới việc hoàn thiện các tiêu chí công nhận trường đạt chuẩn chất lượng GD và trường chuẩn Quốc gia, cơ quan văn hóa.

– Trong điều kiện nguồn tài chính nhà trường còn hạn hẹp, nhà trường huy động mọi  nguồn lực vào việc xây dựng phòng truyền thống. Nhà trường hoan nghênh tất cả những đóng góp của giáo viên, học sinh cũ, phụ huynh học sinh về tài chính cho việc xây dựng phòng truyền thống.

 

  1. NỘI DUNG XÂY DỰNG:

1/ Cuốn lịch sử nhà trường.

2/  Sa bàn về quá trình phát triển nhà trường hiện tại và tương lai.

3/ Phòng truyền thống được xây dựng đảm bảo đầy đủ trưng bày các nội dung sau:

 (vị trí bố trí có bảng trích dẫn kèm theo).

  1. Câu nước, phông, cờ Đảng, cờ tổ quôc. Bục hoa và tượng chân dung Bác.

Tiểu sử, công lao, tượng hoặc ảnh, các hiện vật về danh nhân, anh hùng trường mang tên

  1. Tài liệu biên tập về nội dung phòng truyền thống (Nội dung phòng truyền thống phải được biên tập thành một tập tài liệu ngắn gọn, súc tích để toàn thể đội ngũ trong nhà trường thuộc để có thể hướng dẫn tốt cho học sinh)
  2. Thành tích của trường [Huân, Huy chương, Cờ thi đua, bằng khen . . .(kèm theo hình ảnh)]

Tài liệu về lịch sử phát triển của nhà trường; những thành tựu của nhà trường

Tranh ảnh và các hiện vật về quá trình phát triển của nhà trường qua các thời kỳ

  1. Lãnh đạo trường qua các thời kỳ (hình ảnh kèm theo tiểu sử ngắn của các Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng . . .)
  2. Các mảng hoạt động.
  3. Các thế hệ cán bộ, giáo viên qua từng thời kỳ

Hình ảnh của những thế hệ giáo viên tiêu biểu của nhà trường qua từng thời kỳ và sự phát triển của các thế hệ giáo viên trong nhà trường

Những hiện vật về công tác dạy học (sáng kiến kinh nghiệm, giáo án mẫu, đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm,…)

  1. Hoạt động các đoàn thể: Chi bộ Đảng, Công đoàn giáo viên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh

Hình ảnh tiêu biểu về các thế hệ đảng viên, về các hoạt động tập thể của chi bộ, các biểu đồ và bảng số liệu về sự phát triển của chi bộ nhà trường)

Hình ảnh tiêu biểu về các thế hệ đoàn viên công đoàn, về các hoạt động tập thể của công đoàn nhà trường, các biểu đồ và bảng số liệu về sự phát triển của công đoàn nhà trường)

Hình ảnh tiêu biểu về các thế hệ đoàn viên thanh niên, đội viên ưu tú, về các hoạt động tập thể của chi đoàn, liên đội, các biểu đồ và bảng số liệu về sự phát triển của chi đoàn, liên đội)

  1. Kết quả nổi bật về chất lượng, học sinh giỏi
  2. Hoạt động văn hóa-thể dục-thể thao, hoạt động xã hội

Hình ảnh và hiện vật tiêu biểu về thành tích trong các hoạt động văn hóa của thầy và trò (hiện vật và tất cả các loại cờ, bằng khen, giấy khen…)

Hình ảnh và hiện vật tiêu biểu về thành tích trong các hoạt động thể thao của thầy và trò (hiện vật và tất cả các loại cờ, bằng khen, giấy khen…)

Hình ảnh các hoạt động xã hội (tập trung vào các hoạt động lớn của nhà trường)

  1. Các thế hệ học sinh và kết quả học tập

Các thế hệ học sinh tiêu biểu qua từng thời kỳ (học sinh giỏi các bộ môn văn hóa, học sinh có thành tích trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, học sinh tiêu biểu trong xây dựng kinh tế và công tác quản lí nhà nước…

Các biểu mẫu về chất lượng học lực, hạnh kiểm, bảng thành tích học sinh giỏi; các hiện vật về thành tích học tập, rèn luyện và xây dựng nhà trường (sổ gọi tên và ghi điểm của những lớp tiêu biểu, vở ghi bài và bài làm của những học sinh tiêu biểu, các loại giấy khen, bằng khen, huy chương (bản sao) của các cá nhân học sinh

Dụng cụ học tập do học sinh tự làm, các hiện vật thu nhỏ về sự đóng góp cơ sở vật chất cho nhà trường…

  1. Sổ vàng truyền thống (Hai cuốn. Một cuốn dùng ghi lưu bút của các cá nhân và các đoàn tham quan hoặc cá nhâ, tập thể tài trợ Một cuốn dùng ghi lưu bút của các cá nhân và tập thể học sinh tiêu biểu trong từng khóa học).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1/ Cuốn lịch sử nhà trường.

  1. Lời giới hiệu:
  2. Phần thứ nhất: Sơ lược về nhà trường.

– Khái quát vê địa phương: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, con người và truyền thồng.

– Truyền thống giáo dục của địa phương: Truyền thống hiếu học – khoa bảng, một số dòng họ tiêu biểu.

– Tư liệu và hình ảnh về thành tích tiêu biểu.

III. Phần thứ hai: Tình hình phát triển của nhà trường qua các thời kỳ ( giai đoạn).

– Sắp xếp theo chương ( theo thời gian)

– Nội dung phải thể hiện được quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường ( có số liệu hình ảnh minh họa).

– Những bài học lịch sử qua quá trình xây dựng và phát triển.

  1. Phụ lục.

           – Bảng đồ địa lí địa phương, các chỉ số phát triển kinh tế, Hình ảnh nhà trường, các chỉ số phát triển học lực, hạnh kiểm nhà trường….

 

  1. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
  2. Tháng 10/2016:

– Thành lập ban biên tập lịch sử và xây dựng phòng trưyền thống.

– Lập kế hoạch, phân công công việc các bộ phận.

  1. Tháng 11/2016:

– Các bộ phận thu thập tư liệu, hình ảnh và hiệu chỉnh.

– Họp BBT thống nhất bố cục, nội dung chủ yếu của cuốn lịch sử nhà trường, lên thiết kế chi tiết phòng truyền thống.

– Triển khai biên soạn lịch sử nhà trường; tập hợp các tư liệu hình ảnh, mua sắm bổ sung giá kệ, làm sa bàn…. Và bước đầu trang hoàng phòng truyền thống.

  1. Tháng 12/2016:

– Tiếp tục trang trí trưng bày phòng truyền thống.

– Hoàn thành bản thảo cuốn LS nhà trường.

  1. Tháng 1/2017:

– Nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng.

  1. BCĐ XÂY DỰNG VÀ CÔNG VIỆC CỦA TỪNG ĐỒNG CHÍ:

 

TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NHIỆM VỤ
01 Nguyễn Văn Phong Trưởng ban Thiết kế và chỉ đạo chung
02 Nguyễn Văn Tuấn P. Trưởng ban – Thực hiện về nội dung,

bố trí và sắp xếp các hạng mục tại

phòng truyền thống theo ma két đã được BCĐ duyệt.

– Thực hiện dự trù kinh phí trình

duyệt và triển khai.

Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra,

đôn đốc các bộ phận thực hiện

theo kế hoạch.

03 Trần Mậu Thu Thành viên – Liên hệ mua bục, tượng Bác

– Thực hiện hồ sơ quyết toán

04 Nguyễn Văn Tuấn Thành viên – Tiểu sử bác ( có ảnh kèm theo)

– Tiểu sử, hình ảnh HVT

– Sa bàn

05 Phạm Văn Phương

Nguyễn Thị Mỵ

Lê Thị lan

Thành viên – Hình ảnh hoạt động chi bộ, nhà trường, Công đoàn
06 Ngô Thị thu Hiền

Quách Thị vy Luyn

Thành viên – Hình ảnh hoạt động chi đoàn, đội
07 Huỳnh Văn Cường

Nguyễn Thị Huệ

Lào Thị Niên

Thành viên – Hình ảnh quê hương ( Đại tân) ngày đầu thành lập và đổi mới
08  Nguyễn Thị Điệp

Nguyễn Thị Thanh

Thành viên – Hình ảnh những thế hệ giáo viên tiêu biểu
09 Lê Thị Bích Yên

Nguyễn Thị Mỹ

Lê Thị Hiếu

Thành viên – Hình ảnh hoạt động của chuyên môn
10 Nguyễn Ngô

Huỳnh Thị Phượng

Ngô Thị Xê

Nguyễn Văn Tuấn

(hỗ trợ)

Thành viên – Cuốn lịch sử nhà trường
11 Nguyễn quang Vũ

 

Thành viên – Thực hiện may cờ, ngôi sao, in ấn bạc ( theo nội dung) và thực hiện các khung
12 Nguyễn quang Vũ

Bùi Tấn Anh

( GV – NV nam)

Thành viên – Trang trí phòng.

– Trang trí cờ.

( Sauk hi tập hợp nội dung)

13 Trần quang Đền Thành viên – Tổng hợp các Đ DDH tự làm của các thời kì
  1. DỰ TRÙ KINH PHÍ:
  2. Mua bục, tượng Bác: = 1.500.000đ
  3. Thực hiện may cờ, ngôi sao: = 400.000đ
  4. In bạc trang trí: ( 30m x 40.000đ) = 1.200.000đ
  5. Hàn sắt: 15 cây x 80.000đ = 1.200.000đ
  6. Mua ốc, vít, công hàn gò: 300.000đ
  7. Tiền công: 500.000đ
  8. Sa bàn: ( Dự kiến) = 3.000.000đ
  9. Khung gương: ( dự kiến 6m) x 200.000đ + công = 1.500.000đ
  10. Hoa bục Bác: 200.000đ
  11. In ấn văn bản giấy, Rửa ảnh, keo, sốp dán ảnh….1.000.000đ

Tổng cộng:  Dự kiến: 10.800.000đ

Bằng chữ: (Mười triệu tám trăm ngàn đồng)

  1. Các tủ gương trang trí: ( Có kế hoạch thực hiện sau vì kinh phí lớn)

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

– Đối với Ban giám hiệu nhà trường thực hiện các quyết định thành lập ban chỉ đạo xây dựng và các tiểu ban thực hiện.

– Thực hiện về nội dung, bố trí và sắp xếp các hạng mục tại phòng truyền thống theo ma két.

– Thực hiện dự trù kinh phí trình duyệt và chỉ đạo bộ phận kế toán thực hiện hồ sơ.

– Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận thực hiện theo kế hoạch.

 

– Đối với các bộ phận liên quan thực hiện theo quyết định và kế hoạch phân công để đảm bảo thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành.

Trên đây là kế hoạch xây dựng phòng truyền thống nhà trường trong năm học 2016-2017, đề nghị các thành phần có tên trong quyết định và kế hoạch nghiêm túc thực hiện.

 

Nơi nhận:                                                   HIỆU TRƯỞNG

  • PGD( B/c);
  • Các bộ phận ( t/h);
  • Lưu VT.      NGUYỄN VĂN PHONG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD & ĐT ĐẠI LỘC     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ            Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

Số :    /KH-HVT                                  Đại Tân, ngày    tháng10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v Thành lập ban xây dựng phòng truyền thống nhà trường

Năm học 2016-2017

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ

Căn cứ Quyết định số 2298/1999/QĐ-GDĐT ngày 14/07/1999 của Sở GD và Đào tạo tỉnh Quảng Nam về việc thành lập trường THCS Hoàng Văn Thụ;

Căn cứ Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư  số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng theo điều lệ;

Căn cứ theo tình hình thực tế của trường và năng lực của CB – GV,

 

QUYẾT ĐỊNH:

     Điều 1. Thành lập ban xây dựng phòng truyền thống nhà trường năm học 2016-

2017 gồm các ông ( bà) có tên sau:

  1. Trưởng ban:

– Ông Nguyễn Văn Phong                      – Hiệu trưởng

  1. Phó ban:

– Ông Nguyễn Văn Tuấn                        – P. Hiệu trưởng

  1. Các Thành viên:

– Ông Trần Mậu Thu                          – NV KT

– Bà Nguyễn Thị Điệp                                   – TTCM

– ÔngNguyễn Ngô                                         – TTCM

– Ông Phạm Văn Phương                               – TTCM

– Bà Ngô Thị thu Hiền                                   – NV Y Tế- BTCĐ

– Bà Quách Thị vy Luyn                                 – NV TV

– Ông Huỳnh Văn Cường                               – TPT

– Bà Nguyễn Thị Thắm                                  – GV

– Ông Nguyễn quang Vũ                                – NVBV

– Ông Bùi Tấn Anh                                         – TB LĐ

– Ông Trần Quang Đền                                  – GV TB

Điều 2. Ông trưởng, phó ban có trách nhiệm tổ chức họp điều hành, phân công nhiệm vụ trong ban để triển khai thực hiện kế hoạch.

Điều 3. Các ông (bà) có tên trong điều 1 và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày kí./.

                      HIỆU TRƯỞNG 

Nơi nhận:

– Như điều 3 (t/h);

– Lưu VT,                                                                                    NGUYỄN VĂN PHONG